Chào các bạn độc giả TechMaster. Về cuộc sống tại Nhật cũng có nhiều điểm khá thú vị. Giờ giấc làm việc thường do nhân viện tự chọn, tùy theo công ty mà khác nhau. Như công ty của mình đang làm việc thì có 3 khung giờ làm việc là 9h, 9h30 và 10h, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng và ngày làm 8 tiếng.
Ở bên Nhật thì chủ yếu đi làm vẫn là tàu điện, đi lại khá là tiện lợi thời gian tàu kế tiếp nhau thường là 3-5 phút một chuyến. Nếu ra khỏi nhà đúng giờ thì không bao giờ sợ đi làm muộn. Thỉnh thoảng có thể có sự cố nên sẽ chậm nhưng không thường xuyên.
Thường thì cứ hết giờ làm việc là có thể về nhà, người Nhật cũng vậy nên mình cũng không cần ngại việc về sớm. Nhưng nếu còn việc hoặc được yêu cầu làm thêm thì có thể sẽ về muộn. Làm thêm bên này sẽ được tính lương riêng nên cũng thoải mái. Lúc mình mới sang công việc chưa có nhiều thì sáng 9h mình đến công ty và 6h30 là bắt đầu về nhà.
Theo quy định bên Nhật thì thứ 7 được nghỉ, nhưng đôi khi dự án cần gấp thì bên công ty sẽ ngỏ lời nhờ mình đi làm thêm vào thứ 7 hoặc chủ nhật, việc này không bắt buộc nên tùy theo cá nhân mà có thể đi hay không. Đi làm được tính lương OT như bình thường. Hiện tại thì tuần nào mình cũng làm thêm thứ 7, đi làm theo giờ mình chọn vẫn được tính lương. Cái này tùy thuộc theo công ty.
Bên Nhật thì họ cũng có người nằm ngủ ở bàn làm việc, hoặc họ ra phòng ăn ngồi nghỉ, vì họ làm việc từ sáng đến khá muộn thường là 10-11h tối nên mệt mỏi là khó tránh khỏi. Cũng tùy theo công ty, đối với công ty mình làm việc thì khá thoải mái về vấn đề này, khi mệt quá thì mình vẫn có thể ngủ 1 lúc ở bàn vào giờ nghỉ trưa.
Thời gian di chuyển từ nhà đến công ty của bạn mất khoảng bao nhiêu phút ?
Cái này thì phụ thuộc vào nhà ở mà mình thuê có cách xa so với công ty hay không và khoảng cách từ nhà đến ga tàu điện. Mình có thể đề nghị với công ty nếu nhà xa thì có thể xin giờ làm việc muộn. Với mình thì lúc đầu mình đi làm mất khoảng 35 phút tàu điện nên phải dậy từ 8h sáng để chuẩn bị đi làm.
Theo quan sát của bạn thì làm việc với đồng nghiệp Nhật, công ty Nhật có gì khác với Việt Nam? Phương pháp, quy trình quản lý dự án ở công ty Nhật là gì? (Water Fall, Scrum, Agile, Kanban…?)
Môi trường làm việc ở đây rất thân thiện, chuyên nghiệp. Nhân viên Việt Nam cũng như nước khác đều được đối xử bình đẳng và được tôn trọng. Mỗi ngày mình đều viết báo cáo cho Project Manager để thông báo hôm nay đã làm được những gì.
Tùy từng dự án mà có cách quản lý khác nhau. Nhưng hiện tại đa số mình thấy đều làm theo phương pháp iterative. Một điểm khá thú vị là người Nhật rất thích dùng Excel để quản lý tình trạng dự án và SVN để quản lý mã nguồn.
Liệu mức lương cho lập trình viên tại Nhật nói chung có tốt hơn so với khi làm việc tại Việt Nam? Bài học gì hay nhất Dương học được từ người Nhật, công ty phần mềm Nhật?
Về mức lương thì còn tùy theo hợp đồng ký kết của người lao động với công ty mà khác nhau. Đương nhiên là mức lương sẽ cao hơn so với ở Việt Nam.
Nhưng mình thấy điều hay nhất mà mình học được đến lúc này là sự chuyên nghiệp trong công việc, và sự chịu khó của họ cùng với sự tỉ mỉ trong từng bước.
Theo bạn thì việc học tiếng Nhật đối với lập trình Việt Nam như thế nào?
Tiếng Nhật để làm việc thì khó theo mình là như vậy, không phải chỉ là nói chuyện bình thường mà còn cả nói từ chuyên nghành nên nếu không có kinh nghiệm cũng như học bài bản thì sẽ hơi khó khăn trong giao tiếp.
Mình thì có BrSE đi cùng nên đều được phiên dịch ra và làm theo nên không khó khăn lắm. Còn tiếng Anh thì mình thấy người Nhật rất ít người biết nên tiếng Anh cũng không giúp ích được nhiều, cũng tùy từng công ty.
Ngoài giờ làm việc thì hầu như là không còn thời gian để hoạt động ngoại khóa. Làm việc liên tục nên nhiều khi về nhà chỉ muốn ngủ. Nhưng bên này di chuyển chủ yếu là đi bộ nên cũng không oải người lắm. Cuối tuần có thể đi chơi các nơi, buổi sáng có thể đi chạy. Còn với các môn thể thao thì mình không tìm hiểu kĩ nên cũng chưa biết dõ.
Cuộc sống khi xa gia đình có gì khó khăn? Một vài kinh nghiệm sống Dương thu được khi làm việc ở Nhật?
Xa gia đình thì sẽ rất nhớ nên lúc đầu sẽ buồn chán, nhưng dần sẽ quen. Kinh nghiệm sống mình thu được ở Nhật Bản là khả năng tự lập, khả năng kiềm chế cảm xúc tốt hơn, làm quen môi trường mới, chi tiêu hợp lý, cái này khá quan trọng vì ở bên này rất có thể sẽ tiêu hoang :) v.v...
Dương có thể chia sẻ về quá trình học lập trình iOS của mình tại TechMaster?
Lúc mới bắt đầu muốn học lập trình iOS thì mình có tìm hiểu ở một số trung tâm cũng như học viện, trong quá trình tìm kiếm thì mình thấy Techmaster là nơi có nhiều sự quan tâm, mình search google thì toàn thấy Techmaster :).
Vì vậy mình đã chọn Techmaster để bắt đầu học lập trình iOS, lúc đó mình đã lập trình Android nên học iOS tuy là nhiều thứ mới nhưng với các bài giảng của trung tâm cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên nên cũng không có nhiều khó khăn đối với mình.
Ở đây mình được giảng giải rất nhiều về sự quan trọng của tinh thần làm việc, sự nghiêm túc, tỉ mỉ và tìm tòi cái mới những điều này giúp mình khá nhiều trong công việc.
Được biết hiện giờ ngoài iOS, Dương còn lập trình cả PHP. Vậy Dương có lời khuyên gì cho các bạn lập trình viên mới? Liệu có chỉ nên lập trình trên một công nghệ duy nhất?
Theo mình thì ở một công ty công nghệ lớn, sự đòi hỏi khá cao vậy nên một lập trình viên biết nhiều ngôn ngữ lập trình thì sẽ dành được nhiều sự quan tâm hơn, mình thấy khi đã có tư duy code rồi thì dù có ngôn ngữ nào thì cũng có thể lập trình được. Biết nhiều ngôn ngữ lập trình thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn.
Cảm ơn Dương đã tham gia phỏng vấn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Cảm ơn TechMaster